Thương Gia Do Thái Bậc Thầy Kinh Doanh

[Miễn phí] Thương Gia Do Thái Bậc Thầy Kinh Doanh

Tác giả: Trương Đống Triết
Thời gian: None
Dung lượng: None

Chúng ta đều biết, dân tộc Do Thái là một dân tộc rất giàu có về tài năng và trí tuệ. Họ gặt hái rất nhiều thành công trong nhiều lĩnh vực trí tuệ. Ví dụ, trong lĩnh vực tư tưởng có Marx, Einstein…; trong lĩnh vực chính trị, có cựu ngoại trưởng Mỹ Kissinger, thủ tướng Áo Bruno Kreisky, thủ tướng Na Uy Grew Brondenvald…; trong lĩnh vực giải trí có Barbara Streisand, Mandy Patinkin, Larry King…; trong lĩnh vực điện ảnh có Woody Allen, anh em nhà Marx, Billy Crytal… Nhưng ít ai biết rằng, người Do Thái còn cực kỳ xuất sắc trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, thương mại. Sau đây là một vài tên tuổi Do Thái cùng với những thành tích của họ:

Alan Greenspan: 17 năm liền được 4 đời Tổng thống Mỹ tín nhiệm cử làm Chủ tịch Cơ quan Dự trữ Liên bang (FED, tức Ngân hàng Nhà nước Mỹ) nắm quyền sinh sát lớn nhất trong giới tài chính Mỹ, thống trị lĩnh vực tài chính tiền tệ toàn cầu.

Paul Wolfowitz: cựu chủ tịch Ngân hàng Thế giới, là một tổ chức tài chính có ảnh hưởng rất lớn đối với các nước đang phát triển.

41% chủ nhân giải Nobel kinh tế (thời gian 1901-2007) là người Do Thái (tổng cộng 13 người). Chẳng hạn như Paul Samuelson (1970), Milton Friedman (1976) và Paul Krugman (2008) đều là những tên tuổi quen thuộc trong giới kinh tế thế giới hiện nay. Các lý thuyết của họ được cả thế giới thừa nhận và học tập, áp dụng.

Jacob Schiff: chủ nhà băng ở Đức, sau sang Mỹ định cư; đầu thế kỷ XX do căm ghét chính quyền Sa Hoàng giết hại hàng trăm nghìn dân Do Thái ở Nga, ông đã cho chính phủ Nhật Bản vay 200 triệu USD (một số tiền cực kỳ lớn hồi ấy) để xây dựng hải quân, nhờ đó Nhật thắng Nga trong trận hải chiến Nhật-Nga năm 1905. Nhớ ơn này, trong đại chiến thế giới lần II, Nhật đã không giết hại người Do Thái sống ở Trung Quốc, tuy đồng minh số Một của Nhật là phát xít Đức Hitler có nhờ Nhật “làm hộ” chuyện này.

Sheldon Adelson: người giàu thứ 3 nước Mỹ năm 2007, với tài sản cá nhân lên tới 26,5 tỷ USD.

George Soros: giàu thứ 28 ở Mỹ (7 tỷ USD), nổi tiếng thế giới hiện nay về ý tưởng đầu tư và làm từ thiện quy mô lớn.

Michael Bloomberg: có tài sản riêng 5,1 tỷ USD, làm thị trưởng thành phố New York đã 8 năm nay với mức lương tượng trưng mỗi năm 1 USD và là chủ kênh truyền hình Bloomberg nổi tiếng trong giới kinh tế.

Chỉ một vài ví dụ trên đây cũng đủ để chúng ta khâm phục tài năng và trí tuệ kinh doanh của người Do Thái. Vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà người ta nói rằng: “ba người Do Thái hắt hơi, ngân hàng của toàn thế giới sẽ bị lây cảm”, hoặc “năm người Do Thái tập trung lại với nhau thì thị trường tài chính thế giới sẽ bị họ thao túng”. Theo thống kê, tại Mỹ hiện nay, có đến 1/3 triệu phú là người Do Thái.

Nhưng điều đáng nói ở đây là người Do Thái trải qua một quá trình lịch sử hết sức đau thương. Trong hơn 2000 năm qua, dân tộc Do Thái phải sống lưu vong khắp nơi trên thế giới, phải đối mặt với họa diệt chủng, bị các dân tộc khác kì thị, xua đuổi, thậm chí là sát hại. Vậy, bằng cách nào mà người Do Thái lại có được những thành tựu nổi bật như vậy? Để tìm được câu trả lời này, có lẽ chúng ta phải bắt đầu tìm hiểu từ truyền thống văn hóa của dân tộc ấy. Truyền thống văn hóa của dân tộc Do Thái dựa trên những nguyên tắc chính của đạo Do Thái. Đạo Do Thái chính là chất keo gắn bó cộng đồng, giúp người Do Thái lưu giữ được nguyên vẹn nòi giống, ngôn ngữ và truyền thống văn hóa. Những truyền thống tốt đẹp mà người Do Thái luôn gìn giữ đó là tôn trọng lời hứa, coi trọng tri thức, không ngừng học tập, không ngừng sáng tạo, quý trọng thời gian, quan niệm về tiền bạc rất thoáng, biết biến trí tuệ thành của cải. Ngoài ra, lịch sử lưu vong cũng giúp họ hình thành được tính cách linh hoạt, uyển chuyển trong mọi hoàn cảnh, nhờ vậy họ xuyên qua mọi trở ngại để đạt được thành công. Những yếu tố này đã góp phần hình thành nên bản năng kiếm tiền của người Do Thái và đưa họ trở thành những “thương gia số một của thế giới”.

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, để trở thành những thương gia thực thụ, chúng ta rất cần học tập người Do Thái. Vì điều chúng ta thiếu không phải là kiến thức, hoặc lý thuyết kinh doanh mà là làm thế nào để biến kiến thức ấy thành của cải.


Hãy Like nếu bạn thấy thích bài viết này nhé :)
Hoàng Phi IT

Hoàng Phi IT.

Tác giả

Cảm ơn bạn rất nhiều vì đã đọc hết bài viết của mình, nếu bạn thấy nó hữu ích hay có bất kỳ ý kiến gì hãy comment bên dưới cho mình biết với nhé!. Cảm ơn bạn rất nhiều!!!!!!!!!